Bài viết dưới đây chia sẻ về các thay đổi trong việc nhập tịch Hàn Quốc cũng như những thay đổi về hồ sơ, thủ tục.
Các thay đổi mới nhất về nhập tịch
Thay đổi về điều kiện nhập tịch diện thông thường
Người nhập tịch vào Hàn Quốc theo diện thông thường ngoài điều kiện ở Hàn Quốc trên 5 năm thì phải có Visa F5. Vì vậy, Visa F5 ở Hàn Quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với người muốn ở lại định cư tại Hàn Quốc.
Nếu không có Visa F5 chúng ta vẫn có thể nhập tịch nếu đáp ứng những điều kiện dưới đây.
- Có bố hoặc mẹ làm công dân Hàn Quốc, hoặc là người nhập tịch
- Người nước ngoài thành niên được người Hàn Quốc hoặc người nhập tịch nhận làm con nuôi. Và cư trú 3 năm liên tục tại Hàn Quốc.
- Bố hoặc mẹ là người nhập tịch thì con sẽ được phép đăng ký nhập tịch. Không cần căn cứ thời gian cư trú tại Hàn Quốc hoặc tình trạng hôn nhân hay tuổi tác.
- Người kết hôn với người Hàn Quốc và cùng chung sống tại Hàn Quốc trên 2 năm. Hoặc kết hôn trên 3 năm và duy trì tình trạng sống chung trên 1 năm.
- Người được công nhận có công lao đặc biệt với đất nước Hàn Quốc.
- Người có năng lực ưu tú được công nhận đóng góp vào sự phát triển đất nước Hàn Quốc.
Thống kế thời gian xét duyệt nhập tịch 2020
Thay đổi về các trường hợp hạn chế nhập tịch vào Hàn Quốc
Sẽ không xét duyệt nhập tịch đối với các đối tượng vi phạm điều kiện dưới đây:
- Trong 2 năm kể từ ngày đưa ra quyết định đối với trường hợp vi phạm được xử lý không đưa ra khởi tố.
- Trong 5 năm kể từ ngày nộp phạt đối với trường hợp vi phạm được xử lý bằng hình thức phạt tiền.
- Trong 7 năm kể từ ngày hết án với đối tượng nhận án tù treo.
- Trong 10 năm đối với đối tượng bị tuyên án từ mức tù trở lên đã hết án hoặc không nhận thi hành án.
- Trong 5 năm kể từ ngày xuất cảnh đối với trường hợp vi phạm luật xuất nhập cảnh ở điều 68 và nhận lệnh xuất cảnh.
- Trong 10 năm kể từ ngày xuất cảnh đối với trường hợp vi phạm điều 59 khoản 2 luật xuất nhập cảnh và bị trục xuất.
- Trường hợp không nộp thuế nhà nước và thuế địa phương.
- Ngoài những trường hợp trên. Trường hợp bị bộ trưởng bộ tư pháp ra lệnh không xét duyệt hồ sơ trong những trường hợp cụ thể.
Việc xin Visa F5 tiến lên nhập tịch cũng có những hạn chế tương tự kể từ năm 2018.
Theo những điều kiện cụ thể như trên thì người muốn có quyền định cư tại Hàn Quốc. Cần phải lưu ý tới các trường hợp có thể bị phạt.
- Nếu có khả năng bị phạt cần được xử lý miễn khởi tố.
- Nếu trong trường hợp không thể không bị khởi tố. Thì cần khởi tố giản lược bằng tiền phạt, hoặc giảm mức án phạt xuống tới mức phạt tiền.
- Cần luật sư bảo vệ bạn khi rơi vào vòng lao lý, đứng trước cáo buộc, điều tra của kiểm sát.
Cho phép cô dâu xin nhập tịch qua kết hộ được giữ quốc tịch Hàn Quôc, dù chồng không đồng ý.
Bắt buộc nộp lý lịch tư pháp số 2, từ năm 2021.
Từ năm 2021, lý lịch tư pháp số 1 sẽ không được chấp nhận. Bắt buộc phải nộp lý lịch tư pháp số 2.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm cả án tích đã xoá.
- Nhiều địa phương không cho phép người thân xin hộ lý lịch tư pháp số 2. Bắt buộc phải chính chủ mới được xin.
- Yêu cầu này dành cho cả người nước ngoài. Đã sống ở Việt Nam trên 1 năm trong vòng 3 năm trở lại đây.
Các dự thảo về nhập tịch
Các sửa đổi được đề nghị nhưng chưa có hiệu lực.
Dự thảo về tư cách người giới thiệu khi nhập tịch
Hiện tại người có tư cách tiến cử người nước ngoài nhập tịch phải trong ngành nghề chức vụ sau:
- Nghị sỹ quốc hội
- Uỷ viên hội đồng nhân dân thành phố, quận địa phương.
- Bộ trưởng bộ giáo dục, viên chức bộ giáo dục.
- Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.
- Giáo viên cấp 3.
- Hiệu phó, hiệu trưởng trường cấp 1 và 2.
- Nhân viên nhà nước cấp 5 trở lên. Ngoài ra người có địa vị được bộ trưởng bộ tư pháp chỉ định: Nhân viên ngân hàng, Nhân viên làm trong cơ quan nhà nước, Nhân viên làm ngành báo chí, truyền hình,….
Những yêu cầu trên được cho là quá khắt khe và chỉ ưu tiên cho một số trường hợp đặc biệt nên được đề nghị xoá bỏ và đề nghị thay bằng:
Hai công dân Hàn có mối quan hệ thân quen lâu dài như: Đồng nghiệp, hàng xóm, trưởng thôn, trưởng xóm có thể viết giấy tiến cử cho người muốn nhập tịch.
Tuy nhiên, hiện nay dự thảo luật chưa được công bố, chưa có hiệu lực.
Dự thảo về bắt buộc nghĩa vụ quân sự đối với người nhập tịch
Đối tượng nhập quốc tịch
Điều kiện đăng ký nhập tịch tại văn phòng quản lý nhập cảnh nơi cư trú.
- Người cư trú tại Hàn Quốc liên tục trong 5 năm và có visa F5
- Có bố hoặc mẹ là công dân Hàn Quốc hoặc là người nhập tịch
- Người nước ngoài thành niên được người Hàn Quốc hoặc người nhập tịch nhận làm con nuôi. Và cư trú 3 năm liên tục tại Hàn Quốc.
- Bố hoặc mẹ là người nhập tịch thì con sẽ được phép đăng ký nhập tịch. Không cần căn cứ thời gian cư trú tại Hàn Quốc hoặc tình trạng hôn nhân hay tuổi tác.
- Người kết hôn với người Hàn Quốc và cùng chung sống tại Hàn Quốc trên 2 năm. Hoặc kết hôn trên 3 năm và duy trì tình trạng sống chung trên 1 năm.
- Người được công nhận có công lao đặc biệt với đất nước Hàn Quốc.
- Người có năng lực ưu tú được công nhận đóng góp vào sự phát triển đất nước Hàn Quốc. (vận động viên, nhà khoa học, nhà đầu tư)
Chú ý trước khi nhập quốc tịch
- Nếu bạn có ý định kết hôn, nên để sau khi có quốc tịch. Nếu bạn kết hôn trước khi có quốc tịch, bạn đời của bạn sẽ không thể nhập tịch theo diện đơn giản mà chỉ có thể xin Visa F5 hoặc theo dạng khó khăn hơn.
- Nếu nhập tịch theo diện
Hồ sơ cần để nhập tịch Hàn Quốc
- Lệ phí 300.000 Won
- Đơn đăng ký nhập quốc tịch (dán ảnh 3,5×4,5)
- Lý lich tư pháp tại Việt Nam (số 2)
- Bản chính và bản sao hộ chiếu và thẻ người nước ngoài (chứng minh thư Hàn Quốc)
- Ghi chú quan hệ gia đình, ghi chú hôn nhân, chứng minh thư của người bạn đời là người Hàn hoặc quốc tịch Hàn.
- Trong trường hợp có con cái được sinh ra trong hôn nhân thì cần có giấy khai sinh của con hoặc giấy xác nhận huyết thống.
- Xác nhận khả năng chi trả sinh hoạt phí. Bản sao và bản chính hợp đồng thuê bất động sản hoặc bản sao có chứng thực đăng ký bất động sản liên quan trên 60 triệu won.
- Giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định của bản thân hoặc người bạn đời.
- Sổ hộ khẩu gia đình tại Việt Nam (dịch thuật, công chứng)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình.
Sau khi có quyết định nhập quốc tịch thì cần làm gì
- Nhận giấy thông báo đỗ quốc tịch và cần làm thủ tục ở cục XNC
- Cần làm việc với địa phương (đợt 1)
- Cần làm việc với cơ quan đại diện của Việt Nam
- Cần làm việc với địa phương (đợt 2)
- Cần làm việc với toà án (đổi tên sau khi đỗ quốc tịch)
Tham khảo thêm:
Visa E7-3 và những điều cần biết khi xin cấp Visa E7-3
Visa E9 Hàn Quốc là gì? Những lưu ý khi xin Visa E9
Nhận tư vấn cụ thể qua hotline: 0967679496
Zalo: TQT Visa